Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Tiếp sức mùa thi Đại Học - Cao Đẳng năm 2014

Hôm nay ra bến xe miền Tây rước người yêu lên. Ra bến xe sớm quá nên phải đứng đợi. Trong lúc chờ đợi, đối diện thấy có một nhóm bạn mặc áo xanh dương, trên áo có dòng chữ "Tiếp sức mùa thi". Bao ký ức tràn về.



Cách đây 6 năm, mình cũng từ dưới quê lên thành phố dự thi Đại Học, nhớ năm đó mình chỉ là một thằng nhà quê lên thành phố, trên đường đi với biết bao lo lắng, suy nghĩ không biết lên thành phố dự thi sao đây, lạ nước lạ cái, không rành đường xá, lúc ở dưới quên, còn hay nghe nói rằng đất Sài Gòn nhiều chiêu lừa gạt lắm, lơ mơ là bị liền. Thiệt là hoang mang cho một đứa học sinh tỉnh lẻ như tôi.

Nhưng khi chiếc xe đưa tôi đến bến xe miền Tây, khi bước xuống xe may mắn đã đến với tôi (lúc đó nghĩ vậy, thật ra may mắn này đều đến với tất cả các bạn thí sinh vào thành phố dự thi) có 2 bạn mặc đồng phụ của chương trình Tiếp sức mùa thi đã đến và hỏi thăm tôi có phải là thí sinh lên đây dự thi không? Tôi chỉ biết nhìn và gật đầu. Và 2 bạn đó giới thiệu là tình nguyện viên của chương trình Tiếp sức mùa thi, giúp cho các bạn từ nơi khác đến tìm nơi ăn ở, hướng dẫn đường xá, phương tiện đi lại, nhằm mau hoà nhập được với cuộc sống trên đây, để không có sự cố đáng tiếc nào xày ra trong đi dự thi, bình ổn tâm lý, sự lo lắng cho các thí sinh lần đầu lên thành phố, không có quen biết ai.

Trời lúc đó tôi vui mừng không thể tả! sao lại có người tốt bụng đến thế, không quen biết gì mà nhiệt tình hướng dẫn chi tiết tường tận mọi chuyện cho mình. Lúc đó tôi nhận được sự giúp đỡ của một anh đã là sinh viên năm 2, anh ấy chở tôi về một nhà trọ hỗ trợ cho thí sinh có giá thuê rất rẻ. Do tôi một mình đi thi, cũng là con trai nên không giỏi nấu ăn, anh cũng hướng dẫn những quán cơm gần đó với giá rất rẽ, được giới thiệu đây cũng là quán cơm nằm trong các cô chú tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi.

Về đường xá thì tôi cũng mù tịt, tôi cũng nhận được sự hướng dẫn nên đi con đường nào đến trường thi, nên đi phương tiện gì, giờ gian ra sao.

Nhìn chung tôi đã có thể yên tâm tiếp tục ôn bài, luyen thi dai hoc để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi năm ấy. Sau khi trờ thành sinh viên, các năm đầu tôi đã đăng ký tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi nhằm giúp đỡ các em giống như tôi năm xưa, và cũng là cách tôi cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị, cô chú, của chương trình đã dành cho tôi.

Và đến đây cũng rất vui mừng là chương trình năm nay lại được tiếp tục tổ chức, ngày càng lớn mạnh, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, tổ chức, chính quyền và người dân tham gia để tiếp tục thỏi lửa tiếp sức cho những thí sinh.

Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Sơ đồ tư duy trong học tập

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ liên tục như ngày nay, lượng kiến thức 1 ngày ta phải cập nhật học hỏi là khá lớn. Đặt biệt các em học sinh, sinh viên ngày càng phải tiếp thu nhiều kiến thức mới hơn trước. Với phương pháp ghi nhớ truyền thống có đủ để giúp các bạn nhớ hết, nhớ được lâu hay không? Dù là học tập chăm chỉ cũng chưa hẵn là phương pháp tốt nhất. Ta cần một phương pháp ghi nhớ hiệu quả hơn, tốn ít thời gian hơn, nhớ được lâu hơn, dễ dàng truy hồi lại nhanh hơn.



Một nghiên cứu về bộ não của con người hoạt động như thế nào đã chỉ ra rằng não ta hoạt động gồm 2 nhánh chính là não trái thích hợp với các con số, câu chữ, tư duy, suy nghĩ, phân tích. Não trái chịu sự tác tác động kích thích từ não phải, nơi rất nhạy cảm về màu sắc, hình dạng, âm điệu, tưởng tượng.

Từ sự tác động qua lại của não phải và não trái mà người ta đã tìm những phương pháp kích thích não phải tốt nhất, từ đó việc ghi nhớ vấn đề dưới dạng một biểu đồ hay sơ đồ bao giờ cũng sẽ có hiệu quả hơn. Trong các phương pháp được nghiên cứu, nhà "ảo thuật gia tư duy" ông Tony Buzan đã đưa bản đồ tư duy. Bản đồ này được đánh giá cao nhất và đã trờ thành công cụ rất hiệu quả giúp cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Trước đây chúng ta ghi nhớ thông tin bằng các con số, chữ viết. Với cách ghi nhớ này ta chỉ mới sử dụng một nữa bộ não, tức não trái mà chưa có sự kết hợp một nữa bộ não còn lại, tức não  phải. Với công cụ mới là sơ đồ tư duy sẽ tổ chức lại tư duy, sắp xếp lại ý nghĩ, phân loại các vấn đề theo từng chủ đề dưới dạng hình ảnh cây phân cấp khoa học.

Cách tạo một sơ đồ tư duy cho bản thân hiệu quả:

  • Bắt đầu vấn đề từ trung tâm và triển khai phát triển ra các nhánh xung quanh (giống với hình ảnh con bạch tuộc)
  • Trung tâm bản đồ có thể là một hình ảnh cụ thể liên quan đến tổng quan của toàn bộ vấn đề muốn nêu lên. Hình ảnh càng rõ ràng và đặc biệt mang tính chất "sáng tạo" càng tốt
  • Vẽ các nhánh ở cấp thứ nhất với những màu sắc khác nhau, mỗi 1 màu nhằm nêu lên 1 khía cạnh của vấn đề.
  • Đặt những từ khóa chọn lọc dễ hớn vào mỗi nhánh. Những gì không liên quan không nên đưa vào sơ đồ
  • Có thể chèn, dán những ký hiệu, hình ảnh làm tăng khả năng ghi nhớ
  • Công việc tạo sơ đồ có thể làm bằng tay hoặc thông qua các phần mềm có rất nhiều trên máy tính, smartphone, máy tính bảng
Với những bạn học sinh , sinh viên có thể áp dụng bản đồ tư duy nhằm làm tăng khả năng ghi nhớ bài học, hiểu rõ vấn đề và nhớ lâu hơn trong học tâp và luyện thi đại học.

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Lợi ích của chất sắt trong việc học tập

Chất sắt là một trong những chất rất quan trọng đối với cơ thể chúng ta, sắt có mặt trong mọi tế bào và rất cần thiết trong việc duy trì sự khoẻ mạnh của hệ miễn dịch, các cơ và sự phát triển của các tế bào. Ngoài ra đối với học sinh, sinh viên  cơ thể thiếu sắt gây ra nhiều triệu chứng làm ảnh hưởng đế khả năng học tập như kém tập trung trong lúc học, hay ngủ gật, học hoài không nhớ bài hoặc đã nhớ thì mau quên, cơ thể mệt mỏi.


Các bạn học sinh sinh viên không nên để tình trạnt thiều sắt xảy ra trong quá trình học tập, ôn thi đại học, để rồi sau khi bổ sung sắt thì khả năng học tập mới được cải thiện.

Trong bữa ăn hàng ngày nên chú ý ăn nhiều các thực phẩm khác nhau bao gồm các món ăn chứa nhiều sắt như cái loại đậu (đậu Hà Lan, đậu phộng, đậu nành, ...), nấm mèo, thịt, cá (vừa bổ sung chất sắt, vừa bổ sung chất béo không no tốt cho sức khoẻ), các loại rau củ có màu sắc sậm, các loại phải sản như nghêu, sò, ốc, tôm, cua ...

Bên cạnh đó ta cũng nên ăn những thực phẩm giúp hấp thu tốt chất sắt. Các loại trái cây giàu acid như bưởi, chanh, cam, quýt sẽ rất giúp ích cho cơ thể nhận được lượng sắt tốt nhất. Ngoài ra trà hay cà phê không nên uống nhiều vì sẽ làm giảm sự hấp thu sắt vào cơ thể

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

Bạn sẽ chọn môn thi tốt nghiệp nào nếu được tự chọn?

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã  cho các thí sinh quyền tự chọn môn thi tốt nghiệp, trong đó thi 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ Văn, còn 2 môn tự chọn trong số các môn Sinh Vật, Lịch Sử, Ngoại Ngữ, Hoá, Lý. Khác với những năm trước, các thi sinh phải thi tới 6 môn, bao gồm 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ Văn và Ngoại Ngữ, 3 môn còn lại sẽ được thay đổi gồm Hoá, Lý, Sinh, Sử và Địa Lý.


Với sự thay đổi này Bộ Giáo Dục và Đào Tạo muốn "đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam"

Do đó trong kỳ thi năm nay, đã nhiều bạn thí sinh chọn những môn cùng với những môn thi Đại Học, Cao Đẳng sắp đến, để tiện cho việc ôn luyen thi dai hoc 2014, bỏ qua những môn phải học bài nhiều mà học sinh cho là khô khan, khó tiếp thu, khó nhớ như môn Lịch Sử, Địa Lý.

Như trường hợp tại một hội đồng thi trường THPT Quang Trung (Đống Đa, Hà Nội) chỉ có duy nhất mội thí sinh Khánh Linh dự thi môn Sử. Dù vậy hội đồng vẫn thành lập gồm 18 người theo đúng quy chế của Bộ để phục vụ thí sinh.

Tương tự như em Linh, bạn Đoàn Thị Nga học tại trường THPT Thái Lão, thuộc huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An cũng được bố trí 59 cán bộ tham gia

Qua những chuyện trên cho thấy học sinh dần xem nhẹ các môn xã hội như Sử, Địa ... thậm chí là Ngữ Văn, mà hướng nhiều vào các môn tự nhiên. Điều đó cũng dễ dàng hiểu vì cơ hội tìm công việc cho những môn tự nhiên sẽ dễ dàng hơn, công việc nhiều hơn.

Vậy nếu năm thi tốt nghiệp tới đây, Bộ vẫn giữ nguyên hình thức chọn môn thi như năm nay, thì những trường hợp trên vẫn sẽ có thể diễn ra. Nhưng nếu chuyển đổi lại hình thức như cũ, thì cũng khó tránh các em học sinh vẫn học lệch, học lơ là các môn xã hội.

Hy vọng trong tương lai gần, nước ta sẽ tìm ra được những phương pháp dạy và học hay, hấp dẫn, hứng thú có sức lan toả để lôi kéo các em đến với môn xã hội nhiều hơn. Riêng những bạn học sinh cũng nên dành thời gian rãnh rỗi tìm hiểu thêm về lịch sử nước nhà, địa lý nước nhà.

Hiện nay với sức mạnh của CNTT, việc tìm kiếm thông tin trên mạng để học hỏi đã trở nên quá dễ dàng và gần gũi. Làm cho cách thức tìm hiểu cũng trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Ngoài việc tự tìm hiểu, hãy chia sẽ thông qua mạng xã hội để tạo sự lan toả cho những người bạn của mình nhé.