Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Sơ đồ tư duy trong học tập

Trong thời đại phát triển mạnh mẽ liên tục như ngày nay, lượng kiến thức 1 ngày ta phải cập nhật học hỏi là khá lớn. Đặt biệt các em học sinh, sinh viên ngày càng phải tiếp thu nhiều kiến thức mới hơn trước. Với phương pháp ghi nhớ truyền thống có đủ để giúp các bạn nhớ hết, nhớ được lâu hay không? Dù là học tập chăm chỉ cũng chưa hẵn là phương pháp tốt nhất. Ta cần một phương pháp ghi nhớ hiệu quả hơn, tốn ít thời gian hơn, nhớ được lâu hơn, dễ dàng truy hồi lại nhanh hơn.



Một nghiên cứu về bộ não của con người hoạt động như thế nào đã chỉ ra rằng não ta hoạt động gồm 2 nhánh chính là não trái thích hợp với các con số, câu chữ, tư duy, suy nghĩ, phân tích. Não trái chịu sự tác tác động kích thích từ não phải, nơi rất nhạy cảm về màu sắc, hình dạng, âm điệu, tưởng tượng.

Từ sự tác động qua lại của não phải và não trái mà người ta đã tìm những phương pháp kích thích não phải tốt nhất, từ đó việc ghi nhớ vấn đề dưới dạng một biểu đồ hay sơ đồ bao giờ cũng sẽ có hiệu quả hơn. Trong các phương pháp được nghiên cứu, nhà "ảo thuật gia tư duy" ông Tony Buzan đã đưa bản đồ tư duy. Bản đồ này được đánh giá cao nhất và đã trờ thành công cụ rất hiệu quả giúp cho hàng triệu người trên toàn thế giới.

Trước đây chúng ta ghi nhớ thông tin bằng các con số, chữ viết. Với cách ghi nhớ này ta chỉ mới sử dụng một nữa bộ não, tức não trái mà chưa có sự kết hợp một nữa bộ não còn lại, tức não  phải. Với công cụ mới là sơ đồ tư duy sẽ tổ chức lại tư duy, sắp xếp lại ý nghĩ, phân loại các vấn đề theo từng chủ đề dưới dạng hình ảnh cây phân cấp khoa học.

Cách tạo một sơ đồ tư duy cho bản thân hiệu quả:

  • Bắt đầu vấn đề từ trung tâm và triển khai phát triển ra các nhánh xung quanh (giống với hình ảnh con bạch tuộc)
  • Trung tâm bản đồ có thể là một hình ảnh cụ thể liên quan đến tổng quan của toàn bộ vấn đề muốn nêu lên. Hình ảnh càng rõ ràng và đặc biệt mang tính chất "sáng tạo" càng tốt
  • Vẽ các nhánh ở cấp thứ nhất với những màu sắc khác nhau, mỗi 1 màu nhằm nêu lên 1 khía cạnh của vấn đề.
  • Đặt những từ khóa chọn lọc dễ hớn vào mỗi nhánh. Những gì không liên quan không nên đưa vào sơ đồ
  • Có thể chèn, dán những ký hiệu, hình ảnh làm tăng khả năng ghi nhớ
  • Công việc tạo sơ đồ có thể làm bằng tay hoặc thông qua các phần mềm có rất nhiều trên máy tính, smartphone, máy tính bảng
Với những bạn học sinh , sinh viên có thể áp dụng bản đồ tư duy nhằm làm tăng khả năng ghi nhớ bài học, hiểu rõ vấn đề và nhớ lâu hơn trong học tâp và luyện thi đại học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét